Tóm tắt:
Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quy trình vận hành liên hồ chứa Son La, Hòa Bình, Thác Bà và Tuyên Quang trong mùa lũ hàng năm kèm theo quyết định 198/QĐ-TTg ngày 10/2/2011
Ngày cập nhật: 22/05/2018
Tải về(
Văn bản tiếng việt Pdf, )
Tóm tắt:
Củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chức, hoạt động của các cơ quan ứng phó sự cố, thiên tai tìm kiếm cứu nạn các cấp, bảo đảm sự chỉ đạo phối hợp và hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng để đáp ứng kịp thời yêu cầu ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn khi có tình huống xảy ra, thống nhất đầu mối chỉ đạo hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiêm cứu nạn các câp, tiến tới thành lập cơ quan quản lý nhà nước chuyên trách về ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn ở Trung ương. Phát triển đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, mua sắm trang thiết bị và phát triển nâng cao năng lực về ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, góp phần làm giảm thấp nhất thiệt hại do sự cố, thiên tai gây ra; đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước gắn củng cố quốc phòng, an ninh và từng bước hội nhập quốc tế trong tình hình mới.
Ngày cập nhật: 22/05/2018
Tải về(
Văn bản tiếng việt Pdf, )
Tóm tắt:
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.
Ngày cập nhật: 22/05/2018
Tải về(
Văn bản tiếng việt Pdf,
Văn bản tiếng việt, )
Tóm tắt:
Nghị định này quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai, bao gồm: Trách nhiệm truyền tin, tần suất, thời lượng phát tin, mạng lưới, thiết bị thông tin phục vụ hoạt động chỉ đạo, chỉ huy ứng phó thiên tai; phân công, phân cấp trách nhiệm và phối hợp trong ứng phó thiên tai; huy động, quyên góp và phân bổ nguồn lực cứu trợ, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế tham gia hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt Nam; cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ của cơ quan chỉ đạo, chỉ huy về phòng, chống thiên tai và cơ chế phối hợp giữa Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn.
Ngày cập nhật: 22/05/2018
Tải về(
Văn bản tiếng việt Pdf,
Văn bản tiếng việt, )
Tóm tắt:
Nghị định này quy định việc quản lý lưu vực sông, bao gồm: điều tra cơ bản môi trường, tài nguyên nước lưu vực sông; quy hoạch lưu vực sông; bảo vệ môi trường nước lưu vực sông; điều hòa, phân bổ tài nguyên nước và chuyển nước đối với các lưu vực sông; hợp tác quốc tế và thực hiện các Điều ước quốc tế về lưu vực sông; tổ chức điều phối lưu vực sông; trách nhiệm quản lý lưu vực sông.
1. Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến lưu vực sông.
2. Trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng theo quy định của Điều ước quốc tế đó.
Ngày cập nhật: 22/05/2018
Tải về(
Văn bản tiếng việt Pdf,
Văn bản tiếng việt, )
Tóm tắt:
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thuỷ lợi
Ngày cập nhật: 22/05/2018
Tải về(
Văn bản tiếng việt Pdf,
Văn bản tiếng việt, )
Tóm tắt:
Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đê điều ngày 29 tháng 11 năm 2006, bao gồm:
a) Điều 4 về phân loại và phân cấp đê;
b) Điều 6 về chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực đê điều;
c) Điều 9 về nội dung quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê;
d) Điều 26 về sử dụng bãi sông nơi chưa có công trình xây dựng;
đ) Điều 27 về xử lý công trình, nhà ở hiện có trong phạm vi bảo vệ đê điều và ở bãi sông;
e) Khoản 2 Điều 37 về cơ cấu tổ chức, sắc phục, phù hiệu, cấp hiệu và chế độ chính sách đối với lực lượng chuyên trách quản lý đê điều;
g) Điều 44 về thanh tra đê điều và Điều 46 về xử lý vi phạm pháp luật về đê điều của Luật Đê điều.
Nghị định này áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có các hoạt động liên quan đến đê điều tại Việt Nam.
Ngày cập nhật: 22/05/2018
Tải về(
Văn bản tiếng việt Pdf,
Văn bản tiếng việt, )
Tóm tắt:
Nghị định này quy định về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thuỷ điện, thuỷ lợi.
Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài có các hoạt động liên quan đến quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên và môi trường các hồ chứa.
Ngày cập nhật: 22/05/2018
Tải về(
Văn bản tiếng việt Pdf,
Văn bản tiếng việt, )
Tóm tắt:
1. Nghị định này quy định việc quản lý an toàn đập của hồ chứa nước.
2. Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động xây dựng, quản lý khai thác hồ chứa nước và các hoạt động khác có liên quan đến quản lý an toàn đập trên lãnh thổ Việt Nam.
Trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác thì áp dụng theo quy định của Điều ước quốc tế đó.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đập là công trình làm nhiệm vụ ngăn nước và các công trình có liên quan, tạo hồ chứa nước nhằm thực hiện các mục đích sau đây:
a) Tích trữ nước, cung cấp cho các nhu cầu dùng nước;
b) Điều tiết hoặc phân chia dòng chảy lũ, giảm ngập lụt cho vùng hạ du;
c) Tạo áp lực nước để phục vụ phát điện.
2. Đập quan trọng quốc gia là đập của hồ chứa nước quan trọng quốc gia, được quy định tại Điều 4 Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thuỷ lợi.
3. Đập lớn là đập có chiều cao tính từ mặt nền đến đỉnh đập bằng hoặc lớn hơn 15m hoặc đập của hồ chứa nước có quy mô dung tích bằng hoặc lớn hơn 3.000.000 m3 (ba triệu mét khối).
4. Đập nhỏ là đập có chiều cao tính từ mặt nền đến đỉnh nhỏ hơn 15m và tạo hồ chứa nước có dung tích trữ nhỏ hơn 3.000.000 m3 (ba triệu mét khối).
5. Các công trình có liên quan đến hồ chứa nước, gồm: công trình lấy nước, công trình tháo nước, công trình xả lũ, âu thuyền.
6. Chủ đập là tổ chức, cá nhân sở hữu đập để khai thác lợi ích của hồ chứa nước hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao quản lý, vận hành khai thác hồ chứa nước.
7. Kiểm định an toàn đập là công việc kiểm tra, đánh giá chất lượng đập và công tác quản lý đập, thực hiện theo định kỳ, nhằm xác định độ an toàn của đập.
Điều 3. Nguyên tắc quản lý an toàn đập
Tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xây dựng, quản lý khai
Ngày cập nhật: 22/05/2018
Tải về(
Văn bản tiếng việt Pdf,
Văn bản tiếng việt, )
Tóm tắt:
Nghị định này quy định chi tiết việc tổ chức thi hành Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc Lệnh của Chủ tịch nước ban bố tình trạng khẩn cấp khi có thảm họa lớn, dịch bệnh nguy hiểm và áp dụng các biện pháp đặc biệt trong tình trạng khẩn cấp
Ngày cập nhật: 22/05/2018
Tải về(
Văn bản tiếng việt Pdf,
Văn bản tiếng việt, )