Tóm tắt:
Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đê điều ngày 29 tháng 11 năm 2006, bao gồm:
a) Điều 4 về phân loại và phân cấp đê;
b) Điều 6 về chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực đê điều;
c) Điều 9 về nội dung quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê;
d) Điều 26 về sử dụng bãi sông nơi chưa có công trình xây dựng;
đ) Điều 27 về xử lý công trình, nhà ở hiện có trong phạm vi bảo vệ đê điều và ở bãi sông;
e) Khoản 2 Điều 37 về cơ cấu tổ chức, sắc phục, phù hiệu, cấp hiệu và chế độ chính sách đối với lực lượng chuyên trách quản lý đê điều;
g) Điều 44 về thanh tra đê điều và Điều 46 về xử lý vi phạm pháp luật về đê điều của Luật Đê điều.
Nghị định này áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có các hoạt động liên quan đến đê điều tại Việt Nam.
Ngày cập nhật: 22/05/2018
Tải về(
Văn bản tiếng việt Pdf,
Văn bản tiếng việt, )
Tóm tắt:
Nghị định này quy định về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thuỷ điện, thuỷ lợi.
Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài có các hoạt động liên quan đến quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên và môi trường các hồ chứa.
Ngày cập nhật: 22/05/2018
Tải về(
Văn bản tiếng việt Pdf,
Văn bản tiếng việt, )
Tóm tắt:
1. Nghị định này quy định việc quản lý an toàn đập của hồ chứa nước.
2. Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động xây dựng, quản lý khai thác hồ chứa nước và các hoạt động khác có liên quan đến quản lý an toàn đập trên lãnh thổ Việt Nam.
Trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác thì áp dụng theo quy định của Điều ước quốc tế đó.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đập là công trình làm nhiệm vụ ngăn nước và các công trình có liên quan, tạo hồ chứa nước nhằm thực hiện các mục đích sau đây:
a) Tích trữ nước, cung cấp cho các nhu cầu dùng nước;
b) Điều tiết hoặc phân chia dòng chảy lũ, giảm ngập lụt cho vùng hạ du;
c) Tạo áp lực nước để phục vụ phát điện.
2. Đập quan trọng quốc gia là đập của hồ chứa nước quan trọng quốc gia, được quy định tại Điều 4 Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thuỷ lợi.
3. Đập lớn là đập có chiều cao tính từ mặt nền đến đỉnh đập bằng hoặc lớn hơn 15m hoặc đập của hồ chứa nước có quy mô dung tích bằng hoặc lớn hơn 3.000.000 m3 (ba triệu mét khối).
4. Đập nhỏ là đập có chiều cao tính từ mặt nền đến đỉnh nhỏ hơn 15m và tạo hồ chứa nước có dung tích trữ nhỏ hơn 3.000.000 m3 (ba triệu mét khối).
5. Các công trình có liên quan đến hồ chứa nước, gồm: công trình lấy nước, công trình tháo nước, công trình xả lũ, âu thuyền.
6. Chủ đập là tổ chức, cá nhân sở hữu đập để khai thác lợi ích của hồ chứa nước hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao quản lý, vận hành khai thác hồ chứa nước.
7. Kiểm định an toàn đập là công việc kiểm tra, đánh giá chất lượng đập và công tác quản lý đập, thực hiện theo định kỳ, nhằm xác định độ an toàn của đập.
Điều 3. Nguyên tắc quản lý an toàn đập
Tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xây dựng, quản lý khai
Ngày cập nhật: 22/05/2018
Tải về(
Văn bản tiếng việt Pdf,
Văn bản tiếng việt, )
Tóm tắt:
Nghị định này quy định chi tiết việc tổ chức thi hành Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc Lệnh của Chủ tịch nước ban bố tình trạng khẩn cấp khi có thảm họa lớn, dịch bệnh nguy hiểm và áp dụng các biện pháp đặc biệt trong tình trạng khẩn cấp
Ngày cập nhật: 22/05/2018
Tải về(
Văn bản tiếng việt Pdf,
Văn bản tiếng việt, )
Tóm tắt:
Chỉnh phủ ban hành Nghị định sửa đối, bổ sung một số điều của Nghị định sổ 143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chỉnh phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi.
Ngày cập nhật: 22/05/2018
Tải về(
Văn bản tiếng việt Pdf, )
Tóm tắt:
Nghị định này quy định chính sách và chế độ trợ giúp cho các đối tượng xã hội có hoàn cảnh khó khăn, gọi chung là đối tượng bảo trợ xã hội.
Ngày cập nhật: 22/05/2018
Tải về(
Văn bản tiếng việt Pdf,
Văn bản tiếng việt, )
Tóm tắt:
Nghị định này quy định việc lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước đối với các nguồn nước được quy định tại Điều 31 của Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13.
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có liên quan đến việc lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước, hoạt động trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ngày cập nhật: 22/05/2018
Tải về(
Văn bản tiếng việt Pdf,
Văn bản tiếng việt, )
Tóm tắt:
Bãi bỏ việc sử dụng các khu chậm lũ Tam Thanh thuộc tỉnh Phú Thọ, Lập Thạch thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, Lương Phú - Quảng Oai, Ba Vì thuộc Thành phố Hà Nội và hệ thống phân lũ sông Đáy (được quy định tại Quy chế về phân lũ, chậm lũ thuộc hệ thống sông Hồng để bảo vệ an toàn cho Thủ đô Hà Nội ban hành theo Nghị định số 62/1999/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 nãm 1999) kể từ khi công trình thủy điện Sơn La chính thức tham gia cắt lũ cho hạ du.
Ngày cập nhật: 22/05/2018
Tải về(
Văn bản tiếng việt Pdf, )
Tóm tắt:
Trong thòi gian qua, thiên tai diễn biến ngày càng cực đoan, trái với quy luật, gây thiệt hại lón về người và tài sản. Đặc biệt trong năm 2017, thiên tai diễn ra liên tục, trên khắp các vùng miền cả nước: lũ quét, sạt lở đất ở miền núi phía Bắc, lũ lón ở đồng bằng Bắc Bộ, miền Trung, sạt lở đất nghiêm trọng ở đồng bằng sông Củu Long,... Vói sự chỉ đạo quyết liệt của các Bộ ngành, địa phưong và cộng đồng đã góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiên tai. Song trong những trận thiên tai lớn, công tác chuẩn bị và tham mưu cho Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh, thành phố đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục.
Ngày cập nhật: 22/05/2018
Tải về(
Văn bản tiếng việt Pdf, )
Tóm tắt:
Hỗ trợ các tỉnh: Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi khắc phục thiện hại do mưa, lũ gây ra
Ngày cập nhật: 21/05/2018
Tải về(
Văn bản tiếng việt Pdf, )