Tóm tắt:
Mỗi năm Việt Nam có khoảng 2 triệu cú sét đánh xuống đất và cứ 10 người bị sét đánh thẳng thì có 8 người tử vong.
- Không đến gần các nơi ẩm ướt, cửa sổ, cửa ra vào.
- Không cầm theo những vật dụng kim loại
- Không hoạt động hoặc ở gần ao, hồ, sông, suối
- Không trú mưa ở nơi có nhiều kim loại
- Không trú mưa ở những gốc cây to, cây đơn độc
....
Ngày cập nhật: 24/05/2018
Tải về()
Tóm tắt:
Với phương châm 4 tại chỗ, chủ động ứng phó luôn là giải pháp tốt nhất để hạn chế những thiệt hại do thiên tai gây nên. Thiên tai một khi bất ngờ xảy ra sẽ không thể nào tránh được những thiệt hại đáng tiếc. Vì thế, chủ động ứng phó luôn là giải pháp tốt nhất để hạn chế những thiệt hại nói trên
Ngày cập nhật: 24/05/2018
Tải về()
Tóm tắt:
Bốn giải pháp phòng chống lũ quét sạt lở
Ngày cập nhật: 24/05/2018
Tải về()
Tóm tắt:
Bác Hồ từng nói “Việt Nam ta có 2 tiếng Tổ quốc, Tổ quốc là Đất nước, có đất và có nước thì mới thành Tổ quốc. Có đất lại có nước thì dân giầu nước mạnh. Nước có thể làm lợi nhưng cũng có thể làm hại, nhiều nước quá thì úng lụt, ít nước quá thì hạn hán. Nhiệm vụ của chúng ta là làm cho đất với nước điều hòa với nhau để nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Phòng chống thiên tai là một trong những nhiệm vụ trọng tâm ngành thủy lợi đã thực hiện suốt 70 năm qua.
Ngày cập nhật: 24/05/2018
Tải về()
Tóm tắt:
Trước khi bão vào:
Cần chủ động và cập nhật thông tin về bão, qua nhiều kênh khác nhau như đài phát thanh, truyền hình,...; Kiểm tra, gia cố nhà cửa; Kiểm tra lại hệ thống thiết bị điện; Chặt hoặc tỉa cành; Dự trữ lương thực, vật dụng đề phòng bão lớn;
Bão vào: Chọn chỗ an toàn tránh trú
Sau bão: Cho dù đã qua thời khắc nguy hiểm, trời hết gió, nước đã rút nhưng không nên chủ quan, vì lúc này nước vẫn còn dâng cao, tường xây, cây lớn chưa đổ hẳn và đường đi nhiều đoạn, khu vực nước còn chảy xiết, mạnh…
Ngày cập nhật: 23/05/2018
Tải về()
Tóm tắt:
Khi bão đổ bộ, tuyệt đối tránh trú ở vị trí gần cửa sổ, cửa ra vào hoặc gần vũng nước và đường dây điện.
Chương trình tuyên truyền phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối với với đài truyền hình Việt Nam.
Ngày cập nhật: 23/05/2018
Tải về()
Tóm tắt:
Để chủ động phòng chống, ứng phó với bão nhằm giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho người dân, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai cung cấp hướng dẫn hướng dẫn kỹ thuật bảo vệ lồng bè tránh bão
Ngày cập nhật: 23/05/2018
Tải về()
Tóm tắt:
Chiến dịch truyền thông toàn diện nhằm nâng cao nhận thức về sóng thần và phòng chống thảm họa thiên tai trong các trường học với tên gọi "Trường học của Sơn Tinh" đã được phát động sáng nay (20/9) tại trường Trung Học Phổ Thông Cầu Giấy (Hà Nội).
Chiến dịch được triển khai bởi Tổng cục Phòng chống thiên tai Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông Thôn) phối hợp cùng Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) với sự hỗ trợ của Chính phủ Nhật Bản.
Chiến dịch thông qua các chương trình giáo dục, tập huấn về sóng thần và thiên tai nhằm nâng cao nhận thức cho các em học sinh tại các trường học được lựa chọn trên khắp Việt Nam.
Ngày cập nhật: 23/05/2018
Tải về()
Tóm tắt:
Chương trình tuyên truyền phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối với với đài truyền hình Việt Nam
Một trong những dấu hiệu nhận biết sạt lở đất đó là trời có mưa lớn trong thời gian dài trong trường hợp quan sát mà nghe thấy có tiếng nổ lớn thì cũng có thể sạt lở đất đã xảy ra. Video nói về những điều nên làm và không nên làm khi có sạt lở đất
Ngày cập nhật: 23/05/2018
Tải về()
Tóm tắt:
Để chủ động phòng chống, ứng phó với bão số 14 và những cơn bão sắp tới, nhằm giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho người dân, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai và Trung tâm Truyền hình Thời tiết và Cảnh báo thiên tai, Đài THVN đã cung cấp hướng dẫn cách phòng tránh bão và bảo vệ tàu thuyền lồng bè hải sản
Ngày cập nhật: 23/05/2018
Tải về()