Bạn cần hỗ trợ?


Từ khóa:

Tóm tắt: Theo đó, nội dung công việc bao gồm các thao tác chính, thao tác phụ để thực hiện các bước công việc bao gồm: Quy định kỹ thuật về giám sát, dự báo chất lượng nước trong công trình thủy lợi. Hoạt động giám sát chất lượng nước là việc thu thập tài liệu về tình hình sản xuất nông nghiệp, quy trình vận hành các công trình thủy lợi phục vụ tưới, tiêu. Dự báo chất lượng nước trong công trình thủy lợi là việc dự báo dòng chảy từ mưa; tính toán, dự báo chất lượng nước bằng mô hình thủy lực. Bên cạnh đó, Định mức kinh tế - kỹ thuật này cũng quy định định biên và định mức lao động trong lấy mẫu tại hiện trường; Định mức sử dụng dụng cụ trong lấy mẫu và đo đạc hiện trường; Định biên và định mức lao động trong phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm ; Định biên và định mức lao động đối với quan trắc tự động;…

Ngày cập nhật: 11/03/2020

Tải về( Văn bản tiếng việt Pdf, Văn bản tiếng việt, )

Tóm tắt: Theo đó, cơ quan lập quy hoạch có trách nhiệm tổ chức lựa chọn tư vấn xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch, tổ chức tư vấn lập quy hoạch và tổ chức tư vấn thẩm tra quy hoạch. Trong đó, yêu cầu về năng lực tổ chức tư vấn thẩm tra quy hoạch đó là tổ chức đã thực hiện việc thẩm tra ít nhất 01 quy hoạch cùng chuyên ngành, có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn đáp ứng điều kiện quy định. Đặc biệt, chuyên gia tư vấn chủ trì nhiệm vụ thẩm tra quy hoạch phải có bằng đại học trở lên thuộc chuyên ngành thủy lợi, chuyên ngành liên quan đến quy hoạch cần lập, có ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quy hoạch.

Ngày cập nhật: 11/03/2020

Tải về( Văn bản tiếng việt Pdf, Văn bản tiếng việt, )

Tóm tắt: Thông tư này bổ sung thêm quy định về trách nhiệm của Cục Viễn thông. Cụ thể, Cục Viễn thông có trách nhiệm tham mưu cho lãnh đạo Bộ chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông, các cơ quan xây dựng thực hiện phương án kế hoạch và chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông nâng cao năng lực mạng viễn thông công cộng, chất lượng dịch vụ viễn thông để bảo đảm thông tin phục vụ công tác phòng, chống thiên tai. Bên cạnh đó, Thông tư cũng bổ sung quy định về trách nhiệm của Cục Bưu điện Trung ương là: Tổ chức, vận hành khai thác hệ thống viễn thông vô tuyến điện; Điều phối cung cấp dịch vụ truyền hình trực tuyến; Điều phối doanh nghiệp được chỉ định duy trì quản lý mạng bưu chính công cộng, mạng bưu chính phục vụ Đảng, Nhà nước… để bảo đảm thông tin liên lạc phục vụ cho công tác phòng, chống thiên tai. Ngoài việc bổ sung các quy định nói trên, Thông tư còn sửa đổi một số quy định về nguyên tắc tổ chức, bảo đảm thông tin liên lạc; tổ chức và bảo đảm thông tin liên lạc khi có thiên tai, trong thiên tai và trong giai đoạn khắc phục thiên tai…

Ngày cập nhật: 11/03/2020

Tải về( Văn bản tiếng việt Pdf, Văn bản tiếng việt, )

Tóm tắt: Cụ thể, tăng mức phạt từ 03 – 05 triệu đồng lên 05 – 10 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Xây dựng lò gạch, lò vôi, chuồng trại để chăn nuôi gia súc, gia cầm trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; Nuôi trồng thủy sản trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; Phá dỡ, xê dịch trái phép mốc chỉ giới, biển báo của công trình thủy lợi hoặc tự ý đấu nối kênh, đường ống dẫn nước;… Bên cạnh đó, Nghị định cũng bổ sung quy định về các mức xử phạt đối với cá nhân có hành vi vi phạm trong việc thực hiện quy trình vận hành hồ chứa thủy lợi. Theo đó, hành vi thực hiện không đúng quy định trong quy trình vận hành hồ chứa thủy lợi nhỏ đã được phê duyệt mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng. Đặc biệt, hành vi thực hiện không đúng quy định trong quy trình vận hành hồ chứa thủy lợi quan trọng đặc biệt đã được phê duyệt mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền từ 90 – 100 triệu đồng.

Ngày cập nhật: 11/03/2020

Tải về( Văn bản tiếng việt Pdf, Văn bản tiếng việt, )

Tóm tắt: Trong đó, trách nhiệm Ủy viên là Lãnh đạo Bộ NN&PTNT phụ trách công tác phòng chống thiên tai là chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ của cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo bao gồm: Tham mưu hướng dẫn việc xây dựng, đôn đốc thực hiện chiến lược, kế hoạch quốc gia, chính sách và văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống thiên tai liên quan đến lĩnh vực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chỉ đạo tổ chức thống kê, xử lý thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ hoạt động về phòng, chống thiên tai; nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong phòng, chống thiên tai, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho lực lượng làm công tác phòng, chống thiên tai; thông tin, truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng, chống thiên tai; Đầu mối chỉ đạo công tác hợp tác quốc tế về phòng, chống thiên tai của Ban Chỉ đạo; Chỉ đạo việc bố trí nguồn lực đảm bảo các điều kiện hoạt động của Văn phòng thường, trực ban tham mưu cho Ban Chỉ đạo; Chỉ đạo các hoạt động phòng chống thiên tai trong lĩnh vực thủy lợi, đê điều và xây dựng cơ bản

Ngày cập nhật: 11/03/2020

Tải về( Văn bản tiếng việt Pdf, )

Tóm tắt: ộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành 32 nhiệm vụ, cụ thể: Xây dựng cảng cá và khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão cho tàu cá; Sửa chữa, nâng cấp, đảm bảo an toàn hồ chứa, công trình thuỷ lợi; Rà soát, điều chỉnh quy hoạch phòng, chống lũ các tuyến sông có đê và quy hoạch đê điều theo quy định của pháp luật về quy hoạch; Lồng nghép phòng chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội… Bên cạnh đó, Quyết định cũng nêu rõ nhiệm vụ của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai như sau: Xây dựng cơ sở dữ liệu, công cụ hỗ trợ; kết nối trực tuyến với cơ quan phòng chống thiên tai trung ương và các cấp địa phương theo thời gian thực; Tổ chức diễn tập phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; Xây dựng lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã với lực lượng dân quân tự vệ làm nòng cốt…

Ngày cập nhật: 11/03/2020

Tải về( Văn bản tiếng việt Pdf, Văn bản tiếng việt, )

Tóm tắt: Hàng năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần rà soát Kế hoạch phòng, chống thiên tai cấp quốc gia; Tu bổ, nâng cấp, duy tu bảo dưỡng hệ thống đê điều; Sửa chữa, nâng cấp, đảm bảo an toàn hồ chứa, công trình thủy lợi; Chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp phù hợp với thiên tai từng vùng miền. Từ năm 2019 – 2025, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các địa phương chủ trì tổ chức xây dựng hệ thống cảnh báo sớm một số loại hình thiên tai điển hình (lũ quét, sạt lở đất,…); Bộ Giáo dục và Đào tạo phổ biến kiến thức, kỹ năng về phòng chống thiên tai trong nhà trường; Bộ Tài nguyên và Môi trường đánh giá tiềm năng cát sỏi lòng sông tại các lưu vực sông đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, đề xuất giải pháp và khoanh vùng quy hoạch thăm dò khai thác hợp lý.

Ngày cập nhật: 11/03/2020

Tải về( Văn bản tiếng việt Pdf, Văn bản tiếng việt, )

Tóm tắt: Cụ thể, trong giai đoạn gần đây nhất là đến năm 2020, Chính phủ ưu tiên giải quyết vấn đề sạt lở bờ biển, bờ sông, rạch và sụt lún đất trong vùng đang diễn ra rất nhanh và ngày càng trầm trọng. Rà soát, xây dựng và hoàn thiện Quy hoạch tổng thể phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu. Định hướng giai đoạn 2031 – 2050, triển khai từng bước công nghiệp hóa nông nghiệp chuyên canh theo chuỗi hàng hóa phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, tình trạng lũ, hạn, mặn, thiếu nước ngọt và kịch bản biến đối khí hậu của từng vùng. Đến năm 2100, phát triển về chiều sâu các mô hình nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao. Sản phẩm của đồng bằng sông Cửu Long trở thành các thương hiệu có uy tín và cạnh tranh cao trên thế giới, Đồng bằng sông Cửu Long trở thành trung tâm kinh tế của khu vực sông Mê Công.

Ngày cập nhật: 11/03/2020

Tải về( Văn bản tiếng việt Pdf, Văn bản tiếng việt, )

Tóm tắt: Cụ thể, Giấy phép khai thác cát, sỏi lòng sông phải quy định thời gian được phép hoạt động khai thác trong ngày, từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều, không được khai thác ban đêm; quy định về thời gian khai thác trong năm. Đáng chú ý, không sử dụng cát, sỏi lòng sông có đủ chất lượng làm cát, sỏi xây dựng dùng cho mục đích san lấp, cải tạo mặt bằng. Đồng thời, trong quá trình vận chuyển cát, sỏi trên sông, chủ phương tiện phải mang theo hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc của cát, sỏi là hợp pháp; thông tin, dữ liệu, sổ sách, chứng từ về khối lượng cát, sỏi đang vận chuyển; bên bán phải xuất hóa đơn cho bên mua theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, tổ chức, cá nhân được phép khai thác hoặc kinh doanh cát, sỏi khi tập kết cát, sỏi lòng sông sau khai thác tại các bến, bãi phải lắp đặt bảng thông báo để công khai thông tin của bến bãi tập kết cát, sỏi với các nội dung: Địa chỉ cung cấp cát, sỏi được tập kết tại bến bãi; lắp đặt trạm cân, camera để giám sát khối lượng cát, sỏi mua - bán tại bến bãi, diện tích bến bãi.

Ngày cập nhật: 25/02/2020

Tải về( Văn bản tiếng việt Pdf, Văn bản tiếng việt, )

Tóm tắt: Thủ tướng yêu cầu triển khai các biện pháp lấy nước chủ động Ngày 22/01/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 04/CT-TTg về việc triển khai các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn. Theo đó, để chủ động phòng chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, bảo đảm nguồn nước phục vụ sản xuất và dân sinh, Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, triển khai các biện pháp lấy nước chủ động, không phụ thuộc vào việc xả nước của hồ thủy điện; chủ động tích trữ nước trong các hồ, ao, vũng trũng thấp, kênh rạch để sử dụng trong thời kỳ hạn hán, xâm nhập mặn; đẩy nhanh tiến độ thi công, đưa vào khai thác sớm các công trình thủy lợi… Ngoài ra, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cũng cần tăng cường kết nối, mở rộng mạng lưới cấp nước từ đô thị sang nông thôn. Đồng thời thực hiện các biện pháp cấp nước sinh hoạt, đặc biệt là tại vùng cao, ven biển khi có nguy cơ thiếu nước sinh hoạt và tập trung nguồn vốn để đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp các công trình cấp nước sinh hoạt.

Ngày cập nhật: 17/02/2020

Tải về( Văn bản tiếng việt Pdf, Văn bản tiếng việt, )
Về đầu trang