Tóm tắt:
Theo đó, Luật Phòng thủ dân sự 2023 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024. Để triển khai thi hành Luật Phòng thủ dân sự kịp thời, thống nhất, hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng thủ dân sự với mục đích, yêu cầu như sau:
(1) Mục đích
- Xác định cụ thể nội dung công việc, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc triển khai thi hành Luật Phòng thủ dân sự, bảo đảm kịp thời, đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả.
- Xác định trách nhiệm phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương trong việc tiến hành các hoạt động triển khai thi hành Luật Phòng thủ dân sự trên phạm vi cả nước.
- Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, Nhân dân và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc thi hành Luật Phòng thủ dân sự.
(2) Yêu cầu
- Bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, hiệu quả giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc triển khai thi hành Luật Phòng thủ dân sự.
- Gắn với trách nhiệm, vai trò của cơ quan, đơn vị được phân công chủ trì trong việc phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc triển khai thi hành Luật Phòng thủ dân sự.
- Xác định lộ trình cụ thể để bảo đảm từ ngày 01/7/2024, Luật Phòng thủ dân sự và các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Phòng thủ dân sự được thực hiện thống nhất, đồng bộ trên phạm vi cả nước.
- Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức triển khai thi hành Luật Phòng thủ dân sự.
Ngày cập nhật: 20/10/2023
Tải về(
Văn bản tiếng việt Pdf, )
Tóm tắt:
Phạm vi thực hiện Đề án trên địa bàn vùng miền núi, trung du thuộc 37 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó:
- 16 tỉnh khu vực Bắc Bộ, gồm: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc.
- 14 tỉnh, thành phố khu vực Trung Bộ, gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.
- 5 tỉnh khu vực Tây Nguyên, gồm: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.
- 2 tỉnh khu vực Đông Nam Bộ, gồm: Bình Phước, Đồng Nai.
Cụ thể như sau:
- Lập bản đồ phân vùng rủi ro thiên tai do sạt lở đất, lũ quét tỷ lệ 1:50.000 hiển thị trên nền thông tin địa lý tỷ lệ 1:25.000 cho 15 tỉnh, gồm:
+ 03 tỉnh khu vực Bắc Bộ, gồm: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên;
+ 05 tỉnh khu vực Trung Bộ, gồm: Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận;
+ 05 tỉnh khu vực Tây Nguyên, gồm: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng;
+ 02 tỉnh khu vực Đông Nam Bộ, gồm: Bình Phước, Đồng Nai.
Cập nhật, hoàn thiện bản đồ phân vùng rủi ro thiên tai do sạt lở đất, lũ quét tỷ lệ 1:50.000 hiển thị trên nền thông tin địa lý tỷ lệ 1:25.000 đã được thực hiện cho 22 tỉnh còn lại (ngoài 15 tỉnh nêu trên).
- Lập bản đồ phân vùng rủi ro thiên tai do sạt lở đất, lũ quét tỷ lệ 1:10.000 và lớn hơn cho 1.500 khu vực rủi ro cao cần tập trung điều tra, đánh giá chi tiết và cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét, trong đó: (i) Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện cho khoảng 150 khu vực; (ii) Các địa phương thực hiện cho các khu vực còn lại.
- Thiết lập Hệ thống thông tin - cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét thời gian thực, liên thông giữa các bộ, ngành và 37 tỉnh trung du, miền núi Việt Nam.
Ngày cập nhật: 27/10/2023
Tải về(
Văn bản tiếng việt Pdf, )