Bạn cần hỗ trợ?
Cơ sở dữ liệu đề án 102
Có tất cả 1217
Hiển thị 1 - 30 trong 1217
STT Tên tài liệu Trạng thái
1 Thông tư số 40/2024/TT-BGTVT ngày 15/11/2024 của Bộ Giao thông vận tải về Quy định về công tác phòng, chống khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ
Cụ thể, 7 nội dung về công tác phòng ngừa thiên tai trong lĩnh vực đường bộ gồm: [1] Xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai nhằm hạn chế ảnh hưởng của thiên tai đối với hệ thống kết cấu hạ tầng đường bộ, phương tiện giao thông đường bộ; ngăn chặn các nguy cơ gây hư hại hoặc hủy hoại công trình khi thiên tai xảy ra. [2] Thường xuyên kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn của các công trình cần được bảo vệ. Nếu phát hiện hư hỏng hoặc xuống cấp, phải kịp thời có biện pháp xử lý; trường hợp vượt quá khả năng, thẩm quyền phải báo cáo ngay với cơ quan cấp trên trực tiếp để xử lý, khắc phục trước mùa mưa, bão. [3] Xây dựng phương án phòng ngừa thiên tai. Trong phương án phải dự kiến sự cố thiên tai có thể xảy ra; dự kiến mức độ ảnh hưởng đối với công trình đường bộ, thiết bị, tài sản, nhà xưởng, phương tiện vận tải đường bộ và biện pháp xử lý phù hợp theo các nội dung sau: - Các biện pháp gia cố, sửa chữa để bảo vệ công trình, kho bảo quản vật tư dự phòng, nhà xưởng, thiết bị, phương tiện, hàng hóa; - Phương án sơ tán các phương tiện, thiết bị, hàng hóa; phương án cứu hộ, cứu nạn, chuyển tải hành khách, hàng hóa; - Dự trữ vật tư, thiết bị dự phòng để phòng ngừa thiên tai gây hậu quả sạt lở đường, cắt đứt giao thông đường bộ kéo dài; - Các biện pháp chống vật va, trôi vào công trình cầu, cống khi có nước lũ; - Các phương án bảo đảm giao thông, phân luồng giao thông khi có sự cố tắc đường trên các quốc lộ, đường địa phương; - Thiết lập chế độ thông tin tình thế trong thời gian sự cố, thiên tai xảy ra. Dự kiến trước những tình huống có thể xảy ra như mất điện, gián đoạn thông tin để chủ động phòng ngừa, khắc phục nhanh và hiệu quả khi có tình huống xảy ra; - Danh mục các kho chứa trang thiết bị, vật tư dự phòng; khu vực đổ đất, đá bị sụt trượt để tạo thuận lợi cho công tác khắc phục sự cố giao thông đường bộ. [4] Tăng cường kiểm tra công tác phòng ngừa thiên tai, sự cố, đặc biệt là tại các công trình trọng điểm, xung yếu. [5] Tổ chức và tham g
Ban hành: 15/11/2024
Tình trạng: Còn hiệu lực
Cập nhật: 04/12/2024
2 Quyết định số 1422/QĐ-TTg ngày 19/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2030 (cập nhật)
Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (cập nhật) với những mục tiêu cụ thể như sau: - Mục tiêu tổng quát Giảm thiểu mức độ dễ bị tổn thương và rủi ro trước những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu thông qua nâng cao khả năng chống chịu và năng lực thích ứng của hệ thống tự nhiên, kinh tế và xã hội, giảm thiểu tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu; thúc đẩy việc lồng ghép thích ứng với biến đổi khí hậu vào chiến lược, quy hoạch. - Mục tiêu cụ thể + Nâng cao khả năng chống chịu và năng lực thích ứng của hệ thống tự nhiên, kinh tế và xã hội, bảo đảm sinh kế bền vững; nâng cao năng lực và nhận thức để sẵn sàng điều chỉnh trước những thay đổi của khí hậu. + Giảm nhẹ rủi ro thiên tai, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai và khí hậu cực đoan gia tăng, góp phần giảm thiểu tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu. + Hoàn thiện thể chế, phát huy tiềm năng và nguồn lực nhằm thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu và thúc đẩy việc lồng ghép thích ứng với biến đổi khí hậu vào chiến lược, quy hoạch. Ngoài ra, để đạt được mục tiêu đề ra thì kế hoạch có 03 nhiệm vụ, giải pháp chính là: - Nâng cao khả năng chống chịu và năng lực thích ứng của hệ thống tự nhiên, kinh tế và xã hội, bảo đảm sinh kế bền vững; - Giảm nhẹ rủi ro thiên tai, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai và khí hậu cứ đoan gia tăng, góp phần tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu; - Hoàn thiện thể chế, phát huy tiềm năng và nguồn lực để thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu.
Ban hành: 19/11/2024
Tình trạng: Còn hiệu lực
Cập nhật: 29/11/2024
3 Quyết định số 3517/QĐ-BNN-ĐĐ ngày 17/10/2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Phê duyệt tài liệu hướng dẫn tổ chức thực hiện Đề án " Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, đén năm 2030"
Hướng dẫn tổ chức thực hiện Đề án " Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, đén năm 2030"
Ban hành: 17/10/2024
Tình trạng: Còn hiệu lực
Cập nhật: 31/10/2024
4 Quyết định số 1012/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính Phủ về Ban hành kế hoạch hành động chuyển đổi số hoạt động chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trực tuyến và dựa trên dữ liệu giai đoạn 2024-2025, định hướng đến năm 2030
Ban hành kế hoạch hành động chuyển đổi số hoạt động chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trực tuyến và dựa trên dữ liệu giai đoạn 2024 - 2024, định hướng đến 2030
Ban hành: 20/09/2024
Tình trạng: Còn hiệu lực
Cập nhật: 23/09/2024
5 Quyết định số 1257/QĐ-BLĐTBXH ngày 12/8/2024 của Bộ Lao động và Thương binh xã hội: Ban hành Kế hoạch tổng thể triển khai thực hiện Chương trình trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021-2030
Kế hoạch tổng thể triển khai thực hiện Chương trình trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021-2030
Ban hành: 12/08/2024
Tình trạng: Còn hiệu lực
Cập nhật: 14/08/2024
6 Khung trường học an toàn toàn diện 2022-2030
Khung trường học an toàn toàn diện 2022 -2030 cho Quyền Trẻ em và Năng lực chống chịu ngành Giáo dục
Ban hành: 22/07/2022
Tình trạng: Còn hiệu lực
Cập nhật: 06/08/2024
7 Khung trường học an toàn
Khung trường học an toàn trong Phòng, chống thiên tai và hướng dẫn thực hiện đánh giá
Ban hành: 06/08/2024
Tình trạng: Còn hiệu lực
Cập nhật: 06/08/2024
8 Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 29/6/2024 của Chính phủ: Bảo đảm công tác chỉ đạo điều hành phòng, chống thiên tai trong thời gian kiện toàn cơ quan chỉ đạo, chỉ huy phòng thủ dân sự các cấp
Bảo đảm công tác chỉ đạo điều hành phòng, chống thiên tai trong thời gian kiện toàn cơ quan chỉ đạo, chỉ huy phòng thủ dân sự các cấp
Ban hành: 29/06/2024
Tình trạng: Còn hiệu lực
Cập nhật: 29/06/2024
9 Quyết định số 2252/QĐ-BNN-ĐĐ ngày 08/7/2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Phân công nhiệm vụ triển khai Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 29/6/2024 của Chính phủ về việc đảm bảo công tác chỉ đạo, điều hành phòng, chống thiên tai trong thời gian kiện toàn cơ quan chỉ đạo, chỉ huy phòng thủ dân sự các cấp
Phân công nhiệm vụ triển khai Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 29/6/2024 của Chính phủ về việc đảm bảo công tác chỉ đạo, điều hành phòng, chống thiên tai trong thời gian kiện toàn cơ quan chỉ đạo, chỉ huy phòng thủ dân sự các cấp
Ban hành: 08/07/2024
Tình trạng: Còn hiệu lực
Cập nhật: 08/07/2024
10 Quyết định số 444/QĐ-TTg ngày 22/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ: Ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự đến năm 2030 và những năm tiếp theo
Kế hoạch hành động thực hiện chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự đến năm 2030 và những năm tiếp theo
Ban hành: 23/05/2024
Tình trạng: Còn hiệu lực
Cập nhật: 02/06/2024
11 Tài liệu tập huấn cho đội ngũ giảng viên, tập huấn viên cấp tỉnh về quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng
Tài liệu tập huấn cho đội ngũ giảng viên, tập huấn viên cấp tỉnh về quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng
Ban hành: 02/06/2023
Tình trạng: Còn hiệu lực
Cập nhật: 17/05/2024
12 Tài liệu hướng dẫn tập huấn chuyên biệt cho người khuyết tật về quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng
Tài liệu hướng dẫn tập huấn chuyên biệt cho người khuyết tật về quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng
Ban hành: 02/06/2023
Tình trạng: Còn hiệu lực
Cập nhật: 17/05/2024
13 Tài liệu hướng dẫn tập huấn chuyên biệt cho người cao tuổi về quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng
Tài liệu hướng dẫn tập huấn chuyên biệt cho người cao tuổi về quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng
Ban hành: 02/06/2023
Tình trạng: Còn hiệu lực
Cập nhật: 17/05/2024
14 Tài liệu hướng dẫn Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào công đồng đề án "Nâng cao nhân thức cộng đồng và QLRRTTDVCD đến năm 2030"
Tài liệu hướng dẫn quản lý rủi ro thiên tai DVCĐ đề án " Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng năm 2030"
Ban hành: 02/06/2023
Tình trạng: Còn hiệu lực
Cập nhật: 17/05/2024
15 Giới và kinh doanh - Cẩm nang giảng viên
Giới và kinh doanh - Cẩm nang giảng viên
Ban hành: 30/04/2017
Tình trạng: Còn hiệu lực
Cập nhật: 15/05/2024
16 Giới và kinh doanh - Tài liệu học viên
Giới và kinh doanh - Tài liệu học viên
Ban hành: 30/04/2017
Tình trạng: Còn hiệu lực
Cập nhật: 15/05/2024
17 Nghị định số 49/2024/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/5/2024 về quy định về hoạt động thông tin cơ sở
Nghị định quy định về hoạt động thông tin cơ sở
Ban hành: 10/05/2024
Tình trạng: Còn hiệu lực
Cập nhật: 12/05/2024
18 Tài liệu hướng dẫn đưa nội dung người cao tuổi vào QLRRTT dựa vào cộng đồng
Tài liệu hướng dẫn đưa nội dung người cao tuổi vào QLRRTT dựa vào cộng đồng
Ban hành: 27/04/2024
Tình trạng: Còn hiệu lực
Cập nhật: 12/05/2024
19 Tài liệu hóa thực hành tốt và bài học kinh nghiệm về đưa nội dung người cao tuổi vào QLRRTT dựa vào cộng đồng
Bài học kinh nghiệm về đưa nội dung người cao tuổi vào quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng
Ban hành: 27/04/2024
Tình trạng: Còn hiệu lực
Cập nhật: 12/05/2024
20 Mô hình toàn diện nhằm xây dựng cộng đồng an toàn tại Việt Nam
Mô hình toàn diện nhằm xây dựng cộng đồng an toàn tại Việt Nam
Ban hành: 27/04/2024
Tình trạng: Còn hiệu lực
Cập nhật: 12/05/2024
21 Quyết định số 224/QĐ-TTg ngày 07/03/2024 của Thủ tướng Chính phủ: Về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Ban hành: 07/03/2024
Tình trạng: Còn hiệu lực
Cập nhật: 22/03/2024
22 Quyết định 847/QĐ-TTg ngày 14/07/2023 về phê duyệt Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
*Trong đó, mục tiêu cụ thể về việc cấp nước đến năm 2030 được đề ra như sau: - Về cấp nước + Cấp đủ nước phục vụ sinh hoạt; cấp và tạo nguồn cấp nước cho nông thôn, đô thị, công nghiệp, khu kinh tế...; Đáp ứng nhu cầu nước cho hoạt động kinh tế ven biển, các đảo có đông dân cư. Chủ động nguồn nước tại chỗ cho sinh hoạt các khu vực bị ảnh hưởng của hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; Chú trọng một số vùng đặc biệt khó khăn về nguồn nước, vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn, lũ, ngập lụt, úng. Chủ động kiểm soát mặn, ngọt tại các vùng cửa sông, vùng ven biển. + Cấp nước tưới chủ động cho diện tích lúa 2 vụ với tần suất đảm bảo 85%, riêng vùng đồng bằng sông Hồng đảm bảo 85-90%, đối với các vùng khó khăn về nguồn nước và giải pháp thủy lợi (miền núi, biên giới, ven biển, hải đảo) bảo đảm 75-85%; kết hợp các giải pháp tưới tiết kiệm nước. + Cấp nước tưới đảm bảo cho 70% diện tích cây trồng cạn, nâng dần tần suất đảm bảo tưới cho rau màu lên 90%, cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm 90-95%. Đảm bảo cấp đủ nước cho gia súc, gia cầm với khoảng 10,5 triệu con. Cấp nước và thoát nước chủ động cho 1,35 triệu ha nuôi trồng thủy sản thâm canh tập trung. + Bổ sung nguồn nước trên sông, kênh, hệ thống thủy lợi bị ô nhiễm, góp phần cải tạo môi trường, đảm bảo chất lượng nước đáp ứng yêu cầu sử dụng nước. **Tầm nhìn đến năm 2050 - Cấp đủ nguồn nước phục vụ sinh hoạt với mức đảm bảo 100%; cấp và tạo nguồn cấp nước cho khu vực nông thôn, đô thị, công nghiệp, khu kinh tế...; đáp ứng nhu cầu nước cho hoạt động kinh tế ven biển, các đảo có đông dân cư. - Cấp nước tưới chủ động cho toàn bộ diện tích lúa được tưới với tần suất đảm bảo tối thiểu 85%, riêng vùng Đồng bằng sông Hồng đảm bảo 90% đến 95%, chủ động với các kịch bản cực đoan, nâng cao tỷ lệ tưới tiết kiệm nước. - Nâng diện tích cây trồng cạn được tưới lên 100% với tần suất đảm bảo tưới từ 90% đến 95%. Đảm bảo cấp đủ nước cho 13 triệu con gia súc, gia cầm. Cấ
Ban hành: 14/07/2023
Tình trạng: Còn hiệu lực
Cập nhật: 22/03/2024
23 Quyết định số 425/QĐ-BYT ngày 26/02/2024 của Bộ Y Tế về việc phê duyệt kế hoạch triển khai công tác PCTT và TKCN năm 2024 của Bộ Y tế
Mục tiêu Kế hoạch triển khai công tác phòng chống thiên tai năm 2024 của Bộ Y tế * Mục tiêu chung: - Chủ động dự phòng, sẵn sàng ứng phó, nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản do thiên tai, thảm họa gây ra; - Nâng cao nhận thức và kỹ năng phòng, tránh của nhân dân với thiên tai, thảm họa; - Tăng cường hội nhập quốc tế trong phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. * Mục tiêu cụ thể: - Kiện toàn Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế và Sở Y tế các tỉnh, thành phố; - Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu và vai trò điều phối của Ban chỉ huy phòng thủ dân sự, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Bộ Y tế. - Nâng cao năng lực cho cán bộ Ban chỉ huy phòng thủ dân sự, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh trọng điểm thiên tai; xây dựng hướng dẫn, tập huấn cho các đội hỗ trợ y tế khẩn cấp (EMT) về ứng phó y tế trong thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. - Tham gia có hiệu quả các hoạt động hợp tác quốc tế, tăng cường vận động tài trợ của các tổ chức trong và ngoài nước. - Kiểm tra, giám sát các tỉnh trọng điểm thiên tai; duy trì công tác thông tin, báo cáo, sơ kết, tổng kết theo quy định. Trách nhiệm của Sở Y tế thực hiện Kế hoạch triển khai công tác phòng chống thiên tai năm 2024 của Bộ Y tế Theo đó, Sở Y tế các tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện Kế hoạch triển khai công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2024 của Bộ Y tế như sau: - Tham mưu Ban chỉ huy phòng thủ dân sự, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của tỉnh, thành phố triển khai công tác bảo đảm y tế trong phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn theo phương châm “4 tại chỗ”. - Chỉ đạo cơ quan, đơn vị thuộc quyền xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo các cấp độ rủi ro thiên tai; xây dựng quy chế phối hợp các lực lượng bảo đảm y tế trong phòng chống thiên tai, thảm họa, sự cố; đặc biệt là công tác kết hợp quân dân y. - Chỉ đạ
Ban hành: 26/02/2024
Tình trạng: Còn hiệu lực
Cập nhật: 26/02/2024
24 Quyết định số 145/QĐ-TTg ngày 02/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phòng chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021 - 2023, tầm nhìn đến năm 2050 gồm 05 nhóm nội dung sau: - Thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật về quy hoạch. - Kế hoạch lập, điều chỉnh quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành - Kế hoạch đầu tư các dự án theo nguyên tắc sau: + Thực hiện các dự án ưu tiên đầu tư giai đoạn 2021 - 2025 và 2026 - 2030 của Quy hoạch. + Căn cứ mức vốn được giao trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 và 2026 - 2030 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương, phần còn lại tiếp tục huy động các nguồn vốn khác của địa phương và nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định. + Tiến độ, quy mô đầu tư các công trình thuỷ lợi, công trình phòng, chống thiên tai trong Kế hoạch là dự kiến, tiến độ, quy mô cụ thể sẽ được xác định và phê duyệt trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư của các dự án. - Dự kiến nhu cầu (kế hoạch) sử dụng đất - Các nguồn lực để thực hiện quy hoạch + Ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước để xây dựng các công trình có quy mô lớn, phục vụ đa mục tiêu, có tác động liên vùng, liên tỉnh, công trình đảm bảo an ninh nguồn nước, công trình tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng thường xuyên chịu tác động của hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, lũ, ngập lụt, úng; giải quyết các vấn đề cấp bách trong phòng chống thiên tai và thủy lợi. + Khuyến khích và huy động các nguồn xã hội hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia đầu tư quản lý, vận hành, khai thác hạ tầng thủy lợi và phòng chống thiên tai.
Ban hành: 02/02/2024
Tình trạng: Còn hiệu lực
Cập nhật: 02/02/2024
25 Quyết định 101/QĐ-TTg ngày 25/01/2024 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về Phụ nữ, hòa bình và an ninh giai đoạn 2024-2030
Ngày 25/01/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 101/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về Phụ nữ, hòa bình và an ninh giai đoạn 2024-2030. Nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới Để bảo đảm và thúc đẩy hơn nữa bình đẳng giới; nâng cao vai trò, vị thế, tiếng nói, quyền lợi và nghĩa vụ, trách nhiệm của phụ nữ trong tham gia các lĩnh vực hòa bình, an ninh. Chương trình hành động đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp, đơn cử như: Nâng cao hiệu quả phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, đáp ứng nhu cầu cụ thể và thúc đẩy sự tham gia có ý nghĩa của phụ nữ trong bối cảnh khắc phục hậu quả chiến tranh, phòng, chống, xử lý, ứng phó với sự cố, thảm họa và thách thức an ninh phi truyền thống: - Phát triển và nhân rộng các chương trình, mô hình nhằm phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới; - Rà soát, xác định một số mô hình, thực tiễn tiêu biểu về sự tham gia trực tiếp của phụ nữ trong cứu trợ và phục hồi trong bối cảnh khắc phục hậu quả chiến tranh, phòng, chống, xử lý, ứng phó với sự cố, thảm họa và các thách thức an ninh phi truyền thống để phát triển, nhân rộng; - Khuyến khích, hỗ trợ các sáng kiến về nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ trong quá trình phục hồi trong bối cảnh khắc phục hậu quả chiến tranh, phòng, chống, xử lý, ứng phó với sự cố, thảm họa và các thách thức an ninh phi truyền thống; - Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, quán triệt chính sách, pháp luật về bình đẳng giới, bao gồm trên nền tảng số, trong đó tập trung tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực hòa bình và an ninh; - Đổi mới và triển khai các biện pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trang bị kỹ năng dành riêng cho phụ nữ trong quản lý rủi ro, phòng ngừa và ứng phó với các nguy cơ bạo lực, phục hồi và giải quyết các tác động tiêu cực của hậu quả chiến tranh, sự cố, thảm họa và các thách thức an ninh phi truyền thống; - Nâng cao nhận thức, năng lực cho phụ nữ, trẻ em gái trong
Ban hành: 25/01/2024
Tình trạng: Còn hiệu lực
Cập nhật: 30/01/2024
26 Thông tư số 30/2023/TT-BGDĐT ngày 29/12/2023 của Bộ giáo dục và đào tạo về Quy định về ứng dụng CNTT trong đào tạo trực tuyến đối với giáo dục đại học
Nguyên tắc, yêu cầu chung về ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo trực tuyến: - Phát huy tính chủ động, tự chịu trách nhiệm và trách nhiệm giải trình của cơ sở đào tạo trong đào tạo trực tuyến. - Đào tạo trực tuyến phải bảo đảm chất lượng theo yêu cầu của chương trình đào tạo đã được ban hành; quy trình, nội dung và chất lượng đào tạo trực tuyến phải liên tục được cải thiện; luôn cập nhật công nghệ tiên tiến, phù hợp nhất để triển khai đào tạo trực tuyến. - Bảo đảm công bằng trong tiếp cận, tham gia các hoạt động đào tạo trực tuyến, lấy lợi ích của người học làm trung tâm. - Cơ sở đào tạo có thể tự đầu tư hoặc thuê dịch vụ công nghệ thông tin đối với hạ tầng kỹ thuật bảo đảm cho tổ chức triển khai đào tạo trực tuyến; tuân thủ các quy định bảo đảm an toàn thông tin, an toàn thông tin cá nhân, an ninh mạng và sở hữu trí tuệ theo các quy định của pháp luật. - Bảo đảm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu tối thiểu theo quy định của Thông tư này. Quy chế tổ chức đào tạo trực tuyến Giám đốc, Hiệu trưởng cơ sở đào tạo tổ chức xây dựng và ban hành quy chế tổ chức đào tạo trực tuyến nhằm tổ chức, quản lý đào tạo trực tuyến có chất lượng và hiệu quả, trong đó có các quy định về: - Nội dung đào tạo trực tuyến; phương thức tổ chức dạy, học, thi, kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo. - Quản lý, vận hành, khai thác sử dụng các hệ thống công nghệ thông tin trong đào tạo trực tuyến. - Năng lực chuyên môn, kỹ năng giảng dạy và kỹ năng công nghệ thông tin cho đội ngũ nhân lực triển khai đào tạo trực tuyến. - Sở hữu trí tuệ của học liệu, sở hữu dữ liệu, bảo vệ dữ liệu và thông tin cá nhân, xác thực danh tính, mã hóa dữ liệu và quản lý quyền truy cập. - Công nhận tín chỉ trên hệ thống đào tạo trực tuyến của cơ sở đào tạo và các hệ thống đào tạo trực tuyến khác. - Tiếp nhận, phản hồi ý kiến của người học, người dạy và đánh giá sự hài lòng của người dùng trong quá trình đào tạo trực tuyến. - Quy trình lưu trữ hồ sơ, giám sát, kiểm tra đảm bảo chất lượng đà
Ban hành: 29/12/2023
Tình trạng: Còn hiệu lực
Cập nhật: 29/12/2023
27 Thông tư số 27/2023/TT-BTNMT ngày 29/12/2023 của Bộ Tài nguyên và Môi trường: Quy định về quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn trong điều kiện bình thương

27/2023/TT-BTNMT
Quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn trong điều kiện bình thương
Ban hành: 29/12/2023
Tình trạng: Còn hiệu lực
Cập nhật: 29/12/2023
28 Tài liệu hướng dẫn lồng ghép giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới vào kế hoạch phòng chống thiên tai các cấp
Tài liệu Hướng dẫn lồng ghép giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới vào kế hoạch PCTT các cấp được xây dựng với sự hỗ trợ của Cơ quan Liên hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ (UN Women). Mục tiêu nhằm cung cấp các hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật cho cán bộ lập kế hoạch ở các cấp địa phương thực hiện lồng ghép nội dung bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới trong quá trình xây dựng, ban hành, triển khai và giám sát việc thực hiện, kết quả Kế hoạch PCTT hàng năm và 05 năm.
Ban hành: 26/12/2023
Tình trạng: Còn hiệu lực
Cập nhật: 26/12/2023
29 Tiêu chuẩn TCVN 9901:2023 về Công trình đê biển - Yêu cầu thiết kế (Bản bộ trình)
Tiêu chuẩn mới về Công trình đê biển và yêu cầu thiết kế
Ban hành: 21/12/2023
Tình trạng: Còn hiệu lực
Cập nhật: 21/12/2023
30 Quyết định số 3185/QĐ-BHKCN+3184/QĐ-BKHCN về việc công bố tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9901:2023 và TCVN 13806:2023
Quyết định về việc công bố tiêu chuẩn quốc gia: TCVN 9901:2023 và TCVN 13806:2023 Hủy bỏ tiêu chuẩn cũ: TCVN 9901:2014
Ban hành: 22/12/2023
Tình trạng: Còn hiệu lực
Cập nhật: 22/12/2023
1217 Văn bản
Bản quyền - Thư viện chính sách và kỹ thuật phòng chống thiên tai
Địa chỉ: Số 54 ngõ 102 Trường Chinh – Đống Đa – Hà Nội..
Điện thoại: 02436291511 - Fax: 02437336647
Email: trungtampctt@vndma.gov.vn - Website: www.dmptc.gov.vn
Số người online: 21
Tổng số lượt truy cập: 13272661