Tóm tắt:
Năm 2017, trên địa bàn tỉnh xảy ra 12 đợt mưa lớn diện rộng, trong đó các đợt mưa lớn điển hình bao gồm: Đợt mưa từ ngày 16-21/7 do ảnh hưởng của bão số 2, lượng mưa phổ biến từ 70-120mm, cá biệt tại trạm Phú Thọ lên tới 222mm; đợt mưa từ ngày 15-16/9 do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 10, lượng mưa phổ biến từ 100-200mm, riêng tại trạm khí tượng Việt Trì là 269mm/ngày; đợt mưa từ ngày 10-13/10, lượng mưa phổ biến từ 100-150mm, cá biệt tại trạm Minh Đài là 321mm...
Ngày cập nhật: 28/02/2018
Tải về(
Văn bản tiếng việt Pdf,
Văn bản tiếng việt, )
Tóm tắt:
Năm 2015, là năm tình hình thời tiết diễn ra trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận có những biến đổi bất thường. Lượng mưa thấp, mùa mưa kết thúc vào giữa tháng 12, nhưng lại xảy ra thiếu nước vào mùa mưa và ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất nông nghiệp, đời sống nhân dân trên địa toàn tỉnh trong năm 2016...
Ngày cập nhật: 28/02/2018
Tải về(
Văn bản tiếng việt Pdf,
Văn bản tiếng việt, )
Tóm tắt:
Năm 2016, tình hình thời tiết tỉnh Ninh Thuận diễn ra trong các tháng mùa khô xảy ra nắng nóng hạn hán trên diện rộng; các tháng mùa mưa có nhiều đợt mưa to đến rất to, lượng mưa từ đầu tháng 9 đến ngày 20/12 vùng ven biển 1.060mm, vùng núi 1.214,1mm đã làm ngập lụt trên diện rộng, nước ngập làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp và hư hỏng tài sản của Nhà nước và nhân dân...
Ngày cập nhật: 28/02/2018
Tải về(
Văn bản tiếng việt Pdf,
Văn bản tiếng việt, )
Tóm tắt:
Năm 2014 có 06 cơn bão và 1 áp thấp nhiệt đới trong đó tỉnh Nam Định bị ảnh hưởng của 2 cơn bão....
Ngày cập nhật: 28/02/2018
Tải về(
Văn bản tiếng việt Pdf, )
Tóm tắt:
Tại tỉnh Nam Định: Thiên tai xảy ra ít hơn so với những năm qua nhưng mức độ tác động của thiên tai rất lớn như: rét đậm, rét hại từ ngày 22 -28/01 là đợt rét kỷ lục trong vòng 40 năm qua. Bão số 1 (Bão MIRINAE) đổ bộ trực tiếp trong đêm 27/7 rạng sáng ngày 28/7 theo dự báo gió trên đất liền cấp 5, cấp 6 ven biển gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 9-10, vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9, giật cấp 10-11, thực tế Đài khí tượng thủy văn tỉnh Nam Định đo được cơn bão có sức gió giật trên cấp 13 tại khu vực ven biển, giật trên cấp 12 tại thành phố Nam Định; ngoài ra giông, lốc, mưa lớn cục bộ xảy ra ở hầu hết các địa phương gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, sản xuất của nhân dân, cụ thể:
- Đợt rét đậm, rét hại từ ngày 22-28/01: Do ảnh hưởng của không khí lạnh có cường độ rất mạnh được tăng cường liên tục, nhiệt độ thường xuyên tại Nam Định xuống thấp dưới 100C gây thiệt hại lớn cho cho sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Toàn tỉnh có 12% diện tích cây vụ Đông Xuân không được thu hoạch (khoảng 1.600ha). Thủy sản bị thiệt hại 899,6 tấn chủ yếu là cá song, cá bống bớp, cá chim, một số đối tượng nuôi ước ngọt… Thiệt hại do đợt thiên tai gây ra là 82 tỷ đồng.
- Ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới: Năm 2016, Nam Định chịu ảnh hưởng của 3 cơn bão (số 1, số 3, số 7), trong đó cơn bão số 1 đổ bộ trực tiếp vào tỉnh ta, đây là cơn bão mạnh khi vào gần sát bờ biển, bão di chuyển rất chậm, cường độ mạnh thêm, thời gian hoạt động kéo dài, kèm theo mưa lớn trên diện rộng, lượng mưa bình quân 150 mm (một số huyện có lượng mưa rất lớn như: TP Nam Định 172 mm, Trực Ninh 170 mm, Vụ Bản 158mm, Giao Thủy 163mm...) đã gây thiệt hại nặng nề đối với sản xuất Nông nghiệp, Thủy sản và cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội tỉnh Nam Định, tổng giá trị thiệt hại trên 3.100 tỷ đồng...
Ngày cập nhật: 28/02/2018
Tải về(
Văn bản tiếng việt Pdf,
Văn bản tiếng việt, )
Tóm tắt:
Năm 2017 tỉnh Nam Định chịu ảnh hưởng nhiều của thiên tai: Bão, ATNĐ, lũ, mưa lớn xảy ra ở hầu hết các địa phương gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, sản xuất của nhân dân, cụ thể như sau:
- Tháng 7 năm 2017, do ảnh hưởng của bão số 2, số 4 kết hợp với xả lũ hồ Hòa Bình gây mưa lớn trên diện rộng, lũ trên các triền sông đạt xấp xỉ báo động III; Nhiều sự cố đê điều ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn của các tuyến đê. Tổng lượng mưa trong 15 ngày từ ngày 11/7-26/7/2017 bình quân toàn tỉnh là 332mm diễn ra ngay thời kỳ lúa vừa mới cấy làm cho 23.039ha lúa bị ngập úng. Mặc dù tất cả các hệ thống thủy nông của tỉnh đồng loạt triển khai tiêu rút nước và chống úng tích cực nhưng sau bão diện tích phải gieo cấy lại là 7.367ha và 9.793ha lúa phải dặm tỉa lại.
- Tiếp đó Bão số 10 đổ bộ đúng vào ngày triều cường có cao độ, biên độ lớn nhất trong năm và có mực nước dâng trong bão lớn nhất từ trước đến nay ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống đê điều các huyện ven biển từ sáng ngày 15/9/2017, gió mới cấp 6-7, giật cấp 9-10 nhưng sóng đã tràn qua đê cao từ 3-4m (trong đó đê Cồn Tròn và Hải Thịnh II, Hải Thịnh III sạt lở nghiêm trọng mái đê phía đồng tuyến đê biển); mặt khác lũ trên triền sông Hồng từ cửa Mom Rô ra biển, sông Ninh Cơ, kênh Quần Liêu đều trên báo động 3 lần đầu xuất hiện từ sau bão số 7 năm 2005 trở lại đây. Bão đã gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp, thủy sản và hệ thống đê, kè, cống của tỉnh; đặc biệt đã ngập sâu khu vực bãi tắm Thịnh Long, Quất Lâm từ 1-2m. Lượng mưa từ 13-16/9 là 121mm, mưa lớn tập trung vào ngày 15/9 làm cho 5.252 ha lúa và 990 ha cây ra màu bị ảnh hưởng....
Ngày cập nhật: 28/02/2018
Tải về(
Văn bản tiếng việt Pdf,
Văn bản tiếng việt, )
Tóm tắt:
Năm 2016 diễn biến thời tiết, thủy văn trên địa bàn tỉnh Kon Tum không phù hợp với quy luật chung nhiều năm. Mùa khô kéo dài, mùa mưa đến muộn; lượng mưa phân bố không đều, một số nơi thiếu hụt mưa, một số nơi lượng mưa lại cao hơn trung bình nhiều năm (TBNN). Nền nhiệt phổ biến ở mức xấp xỉ và cao hơn TBNN; số cơn bão và áp thấp nhiệt đới làm ảnh hưởng đến thời tiết trên địa bàn Tỉnh không nhiều....
Ngày cập nhật: 28/02/2018
Tải về(
Văn bản tiếng việt Pdf,
Văn bản tiếng việt, )
Tóm tắt:
Mùa mưa thật sự bắt đầu vào giữa tháng 05/2015 và kéo dài đến cuối tháng 10/2015. Tổng lượng mưa trung bình cả năm 2015 là 1.491mm cụ thể là: tại thành phố Vị Thanh: 1.444mm, thấp hơn cùng kỳ năm 2014 là: 509mm. Tại thị xã Ngã Bảy: 1.460mm thấp hơn cùng kỳ năm 2014 là 125mm. Tại thị trấn Rạch Gòi: 1.569mm thấp hơn cùng kỳ năm 2014 là 352mm.
Tình hình xâm nhập mặn măn 2015 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang xuất hiện sớm hơn năm 2014 và thời gian xâm nhập dài hơn năm 2014 khoảng 2 tháng. Mặn xuất hiện từ đầu tháng 2 năm 2015 đến cuối tháng 7 năm 2015. Trên địa bàn thành phố Vị Thanh đo tại cống kênh Lầu 9,1‰ ( cao hơn năm 2014 là 2,1‰) làm ảnh hưởng các địa phương như: Xã Hỏa Tiến, Hỏa Lựu, Tân Tiến, Phường 7, xã Vị Tân, Phường 1, Phường 5, Phường 4.
Địa bàn huyện Long Mỹ đo tại cống Ba Cô 12,1‰ ( cao hơn năm 2014 là 2,1‰) làm ảnh hưởng của các xã Vĩnh Viễn, Vĩnh Viễn A, Lương Tâm, Lương Nghĩa. Đến đầu tháng 7/2015 mặn tiếp tục đe dọa thị trấn Trà Lồng, Long Trị, Long Trị A, Đông phú với độ mặn đo được từ 1,5‰ đến 5‰. Tại các xã Phương phú, thị trấn Búng Tàu huyện Phụng Hiệp độ mặn từ 1,0‰ đến 6‰....
Ngày cập nhật: 28/02/2018
Tải về(
Văn bản tiếng việt Pdf,
Văn bản tiếng việt, )
Tóm tắt:
Năm 2016, ngay từ đầu năm tình hình thời tiết, khí tượng - thủy văn diễn biến bất thường và ngày càng phức tạp đã ảnh hưởng đến các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long gây thiệt hại rất lớn cho sản xuất nông nghiệp. Biến đổi khí hậu đã và đang tác động tiêu cực đến nước ta, năm 2016 trên Biển Đông xuất hiện 8 cơn bão (trong đó, có 04 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp tới đất liền nước ta), 07 cơn áp thấp nhiệt đới. Tại Hậu Giang xâm nhập mặn đã xuất hiện sớm, độ mặn diễn biến bất thường và duy trì ở nồng độ cao ở địa bàn thành phố Vị Thanh và huyện Long Mỹ gây thiệt hại cho ngành nông nghiệp. Trong năm đã xảy ra 14 cơn lốc xoáy, có 03 đợt triều cường lớn đỉnh triều cao nhất tại thị xã Ngã Bảy 1,40 m (xuất hiện ngày 17/10/2016 đến 19/10/2016 cao hơn đỉnh lũ năm 2015 là 2 cm), có 61 điểm sạt lở bờ sông, cụ thể như sau:
- Xâm nhập mặn: Năm 2016, tình hình xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đã diễn ra hết sức phức tạp và gay gắt, nước mặn đã xâm nhập sâu vào nội đồng, kéo dài và duy trì ở nồng độ cao từ 10‰ đến 19,7‰.
Ngày 26/01/2016 (17/12 Al) nước mặn từ Biển Tây bắt đầu xâm nhập vào huyện Long Mỹ (xã Lương Nghĩa, Lương Tâm, Vĩnh Viễn A, Vĩnh Viễn) và thành phố Vị Thanh (xã Hoả Tiến, Tân Tiến, Hoả Lựu) với độ mặn 6,5‰.
Ngày 7/2/2016 (29/12 Al) đến 9/2/2016 (mùng 2 tết) mặn từ Biển Đông xâm nhập vào huyện Châu Thành, thị xã Ngã Bảy và huyện Phụng Hiệp với độ mặn đo được tại Vàm Kênh Cái Côn 3,0‰, Vàm Kênh Mái Dầm 2,3‰, thị xã Ngã Bảy 2,6‰, thị trấn Cây Dương 1,1‰.
Từ ngày 29/3/2016 đến cuối tháng 6/2016 độ mặn diễn biến bất thường và duy trì ở nồng độ cao từ 10‰ - 19,7‰ ở địa bàn thành phố Vị Thanh và huyện Long Mỹ.
- Sạt lở: Sạt lở bờ sông trên địa bàn tỉnh diễn ra rất phức tạp, nghiêm trọng khó lường. Tổng số điểm bị sạt lở: 61 điểm (huyện Châu Thành 55 điểm; Phụng Hiệp 02 điểm, Châu Thành A 03 điểm, thành phố Vị Thanh 01 điểm)
- Mưa, dông lốc: Trong năm 2016 trên Biển Đông xuất hiện 8 cơn bão (trong đó, có 04 cơn bão ảnh hưởng trực
Ngày cập nhật: 28/02/2018
Tải về(
Văn bản tiếng việt Pdf,
Văn bản tiếng việt, )
Tóm tắt:
- Năm 2011: Quyết định 2583/QĐ-UBND ngày 09/9/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt danh sách cán bộ tham gia khóa đào tạo cho tập huấn viên về quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng.
- Năm 2012: Quyết định 2870/QĐ-UBND ngày 18/10/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc kiện toàn đội ngũ giảng viên cấp tỉnh thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng”.
- Năm 2013: Kế hoạch 1658/KH-UBND ngày 18/6/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng giai đoạn 2013 - 2015” trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
- Năm 2014: Báo cáo tình hình thực hiện Đề án năm 2013 và kế hoạch thực hiện năm 2014 số 1468/BC-SNN ngày 02/10/2013 của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Năm 2015: Công văn 112/UBND-KTN ngày 15/01/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc kinh phí thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng giai đoạn 2013 - 2015”.
Ngày cập nhật: 28/02/2018
Tải về(
Văn bản tiếng việt Pdf, )