1 |
Thông tư số 40/2024/TT-BGTVT ngày 15/11/2024 của Bộ Giao thông vận tải về Quy định về công tác phòng, chống khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ
Bão - Áp thấp nhiệt đới - Lũ - Lũ quét - Ngập lụt - Mưa lớn - Giông - Lốc - Sét - Nước dâng - Động đất - Sóng thần - Hạn hán - Nắng nóng - Rét hại - Mưa đá - Sương muối - Xâm nhập mặn - Sạt lở đất - Sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy - Khác
Cụ thể, 7 nội dung về công tác phòng ngừa thiên tai trong lĩnh vực đường bộ gồm:
[1] Xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai nhằm hạn chế ảnh hưởng của thiên tai đối với hệ thống kết cấu hạ tầng đường bộ, phương tiện giao thông đường bộ; ngăn chặn các nguy cơ gây hư hại hoặc hủy hoại công trình khi thiên tai xảy ra.
[2] Thường xuyên kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn của các công trình cần được bảo vệ. Nếu phát hiện hư hỏng hoặc xuống cấp, phải kịp thời có biện pháp xử lý; trường hợp vượt quá khả năng, thẩm quyền phải báo cáo ngay với cơ quan cấp trên trực tiếp để xử lý, khắc phục trước mùa mưa, bão.
[3] Xây dựng phương án phòng ngừa thiên tai. Trong phương án phải dự kiến sự cố thiên tai có thể xảy ra; dự kiến mức độ ảnh hưởng đối với công trình đường bộ, thiết bị, tài sản, nhà xưởng, phương tiện vận tải đường bộ và biện pháp xử lý phù hợp theo các nội dung sau:
- Các biện pháp gia cố, sửa chữa để bảo vệ công trình, kho bảo quản vật tư dự phòng, nhà xưởng, thiết bị, phương tiện, hàng hóa;
- Phương án sơ tán các phương tiện, thiết bị, hàng hóa; phương án cứu hộ, cứu nạn, chuyển tải hành khách, hàng hóa;
- Dự trữ vật tư, thiết bị dự phòng để phòng ngừa thiên tai gây hậu quả sạt lở đường, cắt đứt giao thông đường bộ kéo dài;
- Các biện pháp chống vật va, trôi vào công trình cầu, cống khi có nước lũ;
- Các phương án bảo đảm giao thông, phân luồng giao thông khi có sự cố tắc đường trên các quốc lộ, đường địa phương;
- Thiết lập chế độ thông tin tình thế trong thời gian sự cố, thiên tai xảy ra. Dự kiến trước những tình huống có thể xảy ra như mất điện, gián đoạn thông tin để chủ động phòng ngừa, khắc phục nhanh và hiệu quả khi có tình huống xảy ra;
- Danh mục các kho chứa trang thiết bị, vật tư dự phòng; khu vực đổ đất, đá bị sụt trượt để tạo thuận lợi cho công tác khắc phục sự cố giao thông đường bộ.
[4] Tăng cường kiểm tra công tác phòng ngừa thiên tai, sự cố, đặc biệt là tại các công trình trọng điểm, xung yếu.
[5] Tổ chức và tham g
|
Ban hành:
15/11/2024
Tình trạng:
Còn hiệu lực
Cập nhật:
04/12/2024
|
2 |
Quyết định số 1422/QĐ-TTg ngày 19/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2030 (cập nhật)
Bão - Áp thấp nhiệt đới - Lũ - Lũ quét - Ngập lụt - Mưa lớn - Giông - Lốc - Sét - Nước dâng - Động đất - Sóng thần - Hạn hán - Nắng nóng - Rét hại - Mưa đá - Sương muối - Xâm nhập mặn - Sạt lở đất - Sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy - Khác
Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (cập nhật) với những mục tiêu cụ thể như sau:
- Mục tiêu tổng quát
Giảm thiểu mức độ dễ bị tổn thương và rủi ro trước những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu thông qua nâng cao khả năng chống chịu và năng lực thích ứng của hệ thống tự nhiên, kinh tế và xã hội, giảm thiểu tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu; thúc đẩy việc lồng ghép thích ứng với biến đổi khí hậu vào chiến lược, quy hoạch.
- Mục tiêu cụ thể
+ Nâng cao khả năng chống chịu và năng lực thích ứng của hệ thống tự nhiên, kinh tế và xã hội, bảo đảm sinh kế bền vững; nâng cao năng lực và nhận thức để sẵn sàng điều chỉnh trước những thay đổi của khí hậu.
+ Giảm nhẹ rủi ro thiên tai, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai và khí hậu cực đoan gia tăng, góp phần giảm thiểu tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu.
+ Hoàn thiện thể chế, phát huy tiềm năng và nguồn lực nhằm thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu và thúc đẩy việc lồng ghép thích ứng với biến đổi khí hậu vào chiến lược, quy hoạch.
Ngoài ra, để đạt được mục tiêu đề ra thì kế hoạch có 03 nhiệm vụ, giải pháp chính là:
- Nâng cao khả năng chống chịu và năng lực thích ứng của hệ thống tự nhiên, kinh tế và xã hội, bảo đảm sinh kế bền vững;
- Giảm nhẹ rủi ro thiên tai, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai và khí hậu cứ đoan gia tăng, góp phần tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu;
- Hoàn thiện thể chế, phát huy tiềm năng và nguồn lực để thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu.
|
Ban hành:
19/11/2024
Tình trạng:
Còn hiệu lực
Cập nhật:
29/11/2024
|